Trà có tên khoa học Camellia sinensis, là một loài cây thường xanh, có thể cao đến 50 bộ nhưng khi trồng người ta chỉ để nó cao khoảng 5 bộ. Sau khi trồng được 5 năm người ta mới bắt đầu thu hoạch lá. Trà thư Trung Hoa có sách viết: Trà là loài cây quý ở phương Nam, cây như cây qua lô, lá như lá chi tử, hoa như hoa bạch tường vi, trái như trái banh lư, nhụy như nhụy hoa đinh hương, mùi vị rất hàn.
Theo Đông y, trà có vị ngọt đắng, tính mát, nhập 5 kinh tâm, can, tỳ, phế, thận. Vị đắng nên có thể tả hạ (tẩy xổ), táo thấp, giáng nghịch. Vị ngọt nên bổ ích, hoà hoãn. Tính mát nên thanh nhiệt, tả hoả, giải độc.
Trà Ô Long (hay OoLong, Olong) là một giống trà quý có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng nhiều ở Phúc Kiến, Đài Loan và Quảng Đông. Trà Ô Long được chế biến theo phương pháp lên men không hoàn toàn (khoảng 20% - 60%) và được thành phẩm với hình dạng viên tròn đặc trưng. Trà Ô Long có hương mùi rất thơm và bền, vị nồng hậu, nước xanh hoặc xanh vàng, bã xanh. Có thể nói Lâm Đồng là vùng đất phù hợp nhất với giống trà Ô Long này, bởi khí hậu tự nhiên và thổ nhưỡng ở đây có thể cho ra những sản phẩm Ô Long hảo hạng không thua kém gì trà Ô Long được trồng trên các vùng núi cao của Đài Loan, Trung Quốc.
Người Viêt Nam chúng ta từ lâu đã có thói quen dùng trà như một loại thức uống phổ biến hằng ngày nhưng ít ai biết được công dụng của trà, đặc biệt là công dụng của trà cao cấp Ô Long. Trà Ô Long được chế biến theo phương pháp lên men một nửa bằng cách phơi lá trà ngoài nắng cho héo, lắc nhẹ rồi phơi tiếp trong râm cho đến khi lá chuyển sang màu vàng nhạt để các phản ứng sinh hóa diễn ra từ từ và làm tăng hoạt động của enzim. Sau đó trà Ô Long được đem đi sấy nhẹ và vo tròn để các cấu trúc tế bào được giữ nguyên vẹn.
Quá trình chế biến theo đúng quy trình kỹ thuật giúp trà giữ được khoảng 400 hoạt chất như Protein, tinh dầu, các glucoside, các enzim và tanin (15-30%) 17 axit amin, sắc tố (carotene, xanthophin), axit hữu cơ, chất khoáng vô cơ (Fe, P, K, Ca, Zn, Mn, Fl…), các vitamin (A, B1, B2, B6, B12, C, PP, E…)
Vì vậy, ngoài công dụng như là một loại nước giải khát, trà Ô Long còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe ngoài mong đợi nhưng không gây mất ngủ
Công dụng của trà Ô Long:
- Tác dụng giải nhiệt cơ thể, giải độc và phòng chống dịch bệnh
- Chống say nắng, chống viêm, lợi tiểu, hạ sốt
- Làm dịu mệt mỏi, tăng sức đề kháng, sảng khoái tinh thần, giảm stress
- Làm đẹp da, trẻ hóa làn da, ngăn ngừa tàn nhang, nếp nhăn
- Điều hòa huyết áp và tăng cường trí nhớ
- Tác dụng giảm cân, chống béo phì
- Phòng chống ung thư tim mạch, viêm khớp
- Chống sâu răng và loãng xương
- Phòng chống suy thận, suy lá lách
- Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường
Qua các cuộc điều tra và thử nghiệm, các nhà khoa học trên toàn thế giới cũng đã công nhận về lợi ích của việc uống trà Ô Long hằng ngày:
- Uống trà Ô Long hằng ngày giúp tăng cường hiệu quả của enzim SOD trong cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, loại bỏ các gốc hóa học gây hại
- Uống trà Ô Long đều đặn giúp tươi trẻ làn da, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa hình thành nám, tàn nhang bằng hoạt động của SOD-Cu-Zn
- Theo các bài thuốc Trung Hoa, Trà Ô Long hiệu quả trong phòng chống suy thận, suy lá lách
- Uống trà Ô Long giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng, đặc biệt là sâu răng-Theo nghiên cứu của ĐH Osaka-Japan
- Theo kết quả nghiên cứu của ĐH Shiga-Japan, trà Ô Long có tác dụng trong việc điều trị viêm da (trên 70%)
- Trong sách Bencao Shiyi (The Compendium of Materia Medica) ghi rõ: Trà Ô Long rất hiệu quả trong việc giảm cân, chống béo phì
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét